Đọc một lèo hết truyện này, giờ đã là 4h sáng rồi, hình như Tân Di Ổ ngày càng học tập cái cách viết truyện buồn của Tào Đình hay sao ấy.  Những truyện của Tào Đình theo như nhận xét của một ai đó mà mình đọc được thì “không có truyện nào cô ấy không cho ít nhất là một người chết cả, ngay cả truyên “Anh trai em gái” không có người chết, nhưng nhân vật cũng ngắc ngoải đó thôi” Còn Tân Di Ổ thì truyện quá buồn, nó khắc sâu vào máu mình cái thứ u buồn thì thuộc về Tân Di Ổ mà thôi, có lẽ cũng vì vậy mà dù thấy truyện đã được dịch từ rất lâu rồi, nhưng lần nào mình cũng chỉ ngó nghiêng một chút rồi ra , đến giờ mới dám đọc hết. Không biết Tân Di Ổ viết theo thứ tự như thế nào nhưng mình đọc theo trình tự là : “Hóa ra anh vẫn ở đây” “Anh có thích nước Mỹ không?” “Bình minh và hoàng hôn” “Ánh Trăng không hiểu lòng tôi và đến giờ là “Anh đợi em trong hồi ức” và càng ngày, diễn biến của các câu truyện lại mang một màu sắc nặng nề(hay ít ra là mình cảm thấy như vậy)

Ở truyện “Ánh trăng không hiểu lòng tôi” tuy Hướng Viễn có thể tìm được hạnh phúc bên Diệp Quân, nhưng liệu cô có được thanh thản đến cuối đời không khi Diệp Khiên Trạch là gián tiếp bị cô hại, còn Diệp Quân có vui vẻ không khi được bên người con gái mà anh yêu thầm từ rất lâu khi mà bên cạnh cô luôn có đứa trẻ nhắc nhở anh nhớ rằng anh đã hại chết cha nó. Đứa trẻ đó sẽ thế nào khi biết được sự thật tàn khốc đó, trước sau gì thì nó cũng biết mà. Cái kết đó với nhiều người là HE nhưng với tôi nó là một cái kết nặng nề và bi kịch nhất

Còn ở truyện này nếu bạn mong chờ một câu chuyện thần tiên, một câu chuyện mà sau khi nam chính hiểu lầm nữ chính và làm cô ấy đau khổ bỏ đi trong nước mắt, sau này biết được đó chỉ là hiểu lầm, quay lại với nhau để đạt được happy ending. Thì đây không phải là câu truyện phù hợp với bạn! Một khi đã gây ra thương tồn cho một người thì dù bạn có cố gắng bù đắp đi bao nhiêu đi nữa thì cũng không thể xóa hết mọi dấu vết, vết thương không còn thì còn sẹo, dù sẹo đã mờ đến mức không thể nhìn thấy nhưng không phải là nó vẫn còn trong kí ức của con người sao? Vết sẹo được chữa lành nhưng trong lòng con người có thể quên hoàn toàn nó không. Mình thấy Tân Di Ổ thật là tuyệt vời, những cái kết của cô luôn đi vào lòng người đọc, câu tuyện này cũng vậy, nó không theo motip thường thường của ngôn tình là kiểu “ngày mai trời lại sáng” hay một cái kết với “đám cưới hạnh phúc và những đứa trẻ dễ thương” nó là cái kết mở nhất chi câu truyện, Tư Đồ Quyết quay lại thì sao chứ, chẵng nhẽ lại “Con biết, lúc này con phải ở bệnh viện trông nom anh ấy rồi khóc lóc. Chuyện đã đến nước này những chuyện trước kia đều bỏ qua hết, anh ấy chết thì con ở góa, anh ấy tàn phế thì con chăm sóc nốt nửa đời còn lại, như vậy rất cảm động, rất vĩ đại nhưng vì sao con phải vĩ đại như thế chứ,”có lẽ nếu việc này  xảy ra ở 7 năm trước cô đã bất chấp tất cả để được bên anh, để “anh ấy chết thì con ở góa, anh ấy tàn phế thì con chăm sóc nốt nửa đời còn lại,” nhưng giờ đây mọi chuyện đã khác cô đã sống, đã trải qua nhiều đắng cay, cô không còn là một Tư Đồ Quyết của ngày nào nữa rồi, và chuyện nối lại tình cảm với Diêu Khởi Vân đã hoàn toàn là điều không thể nữa rồi. Cô  đã “có cuộc sống của riêng mình rồi” . Tại sao lại là 7 năm mà không phải là một khoảng thời gian khác như 6 năm, 8 năm mà lại là 7 năm. Cố Mạn cũng cho Mặc Sênh bỏ đi 7 năm và giờ đây Tư Đồ Quyết cũng vậy. mình đã đọc ở nhà Lãnh Vân một đoạn

 Phàm là người yêu hoặc vợ chồng, luôn có một niềm tin rằng chỉ cần vượt qua cái dớp 7 năm này một cách an toàn thì có thể coi như bền vững dài lâu, vợ chồng sẽ hạnh phúc bên nhau, còn người yêu nhau sẽ thành vợ chồng. Dĩ nhiên có những trường hợp ngoại lệ như  hai người vẫn cố chịu đựng nhau vì con cái, vì lễ giáo, vì này kia, nhưng về mặt tình cảm yêu thương, cái mốc 7 năm vô cùng quan trọng. Với hai người yêu nhau, 7 năm là một khoảng thời gian đủ dài để trưởng thành, để lập nghiệp, để hiểu nhau, để hai gia đình quen thuộc với cả hai người. Nên thường nói, yêu nhau 7 năm nếu không cưới thì nghĩa là chán rồi, bỏ cho xong. Còn với hai vợ chồng, 7 năm sống bên nhau đủ để họ thoát khỏi cái mơ mộng hão huyền mới cưới, khỏi cái háo hức bên nhau, khỏi cái sự bồng bột thanh niên. 7 năm ấy, đủ để họ ngồi lại và tự ngẫm xem mình đang ở mức nào trên cái vạch tình cảm: chỉ còn cái nghĩa vợ chồng, hay tình nghĩa vẫn vẹn nguyên. Với những cặp vợ chồng yêu nhau trước khi cưới, đó đã là một mốc quan trọng đánh dấu tình cảm của họ , nhưng với những cặp vợ chồng đến với nhau vì những lý do khác với tình yêu, đấy lại là một quãng thời gian đủ dài để suy xét xem rốt cục sau 7 năm họ có thể ở lại cùng nhau.

7 năm này với Tư Đồ Quyết cũng vậy, nó đã giúp cô trưởng thành hơn, giúp xoa dịu nỗi đau trong cô, để cô có thể thản nhiên mà đối mặt với người cũ. Tất cả câu truyện này người có thể trách chỉ là Diêu Khởi Vân, trách anh ta tự ti, hay trách sự tin tưởng của anh dành cho cô là không đủ, nếu anh mang cái đầu của mình đi duy nghĩ dù chỉ là chút ít thôi thì có lẽ cũng không xảy ra chuyện như vậy. Anh biết cô ở đâu nhưng lại hoàn toàn không có dũng khí đi tìm, cũng như 7 năm trước anh không có dũng khí yêu cô. Anh cũng không biết rằng hạnh phúc là thứ phải tự mình giành giật mới có thể có được, nếu đã không có cái dũng khí đi giành lấy thì liệu thứ hạnh phúc được người khác mang đến dâng tận nơi kia có là trọn vẹn.

Viết xong nhận xét là 5h15′ rùi, hic thế này chả gì mình già sớm